Có nên nhổ răng khôn? 5 Lưu ý khi nhổ răng khôn

Sản phẩm của BookingCare
Người kiểm duyệt: Phương Nguyễn
Phương Nguyễn
Content Writer (Sáng tạo nội dung) Hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập nội dung về Y tế, Chăm sóc sức khỏe
Cố vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng
Nguyên Bác sĩ Khoa Phẫu thuật tạo hình hàm mặt tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Hơn 10 năm kinh nghiệm trong khám, điều trị và thẩm mỹ Răng - Hàm - Mặt
Xuất bản: 07/03/2023, Cập nhật lần cuối: 21/03/2024

Nhổ răng khôn luôn là "ác mộng" đối với mọi người vì cảm giác đau đớn, khó chịu và lo lắng về tình trạng răng. Vậy có nên nhổ răng khôn không? Cần lưu ý gì khi nhổ? Cùng DentalHealth tìm hiểu trong bài viết.

BookingCare là Nền tảng Y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu Việt Nam kết nối người dùng với trên 200 bệnh viện - phòng khám uy tín, hơn 1,500 bác sĩ chuyên khoa giỏi và hàng nghìn dịch vụ, sản phẩm y tế chất lượng cao.
Có nên nhổ răng khôn không? 5 Lưu ý khi nhổ răng khôn
Có nên nhổ răng khôn không? 5 Lưu ý khi nhổ răng khôn - Ảnh: BookingCare

"Có nên nhổ răng khôn không?" là vấn đề nhiều người lo ngại khi răng khôn xuất hiện, gây đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Liệu có phải trường hợp nào cũng cần nhổ răng khôn để giải quyết tình trạng này?

Để giải đáp những thắc mắc xoay quanh câu chuyện "nhổ răng khôn", hãy cùng BookingCare tìm hiểu trong bài viết dưới đây, nên hay không nên nhổ và cần lưu ý gì khi quyết định nhổ răng khôn?

Có nên nhổ răng khôn không?

Răng khôn là gì?

Răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) là răng mọc cuối cùng của hàm, thông thường mọc ở người trong độ tuổi 17 đến 25. Không có ý nghĩa đặc biệt, không có vai trò quan trọng mà mọc răng khôn còn gây khó chịu, đau đớn kéo dài, nếu không điều trị những trường hợp phức tạp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) là nỗi ám ảnh của tất cả mọi người
Răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) là nỗi ám ảnh của tất cả mọi người - Ảnh: Nha khoa Thúy Đức

Một người trưởng thành sẽ mọc 4 răng khôn, 2 cái ở hàm trên và 2 cái ở hàm dưới, là những chiếc răng mọc cuối của hai hàm. Nếu các răng đã mọc trước đó không còn đủ chỗ để răng khôn mọc thẳng theo hướng bình thường, các biến chứng như mọc lệch, mọc ngầm, mọc đâm vào răng khác,... sẽ xảy ra khi chúng phải tự tìm đường khác để mọc lên.

Có nhất thiết phải nhổ răng khôn không?

Các tổ chức nha khoa thế giới vẫn chưa thực sự thống nhất về việc nên giữ răng khôn hay nhổ. Tuy nhiên, có thể dựa vào tình trạng, mức độ phức tạp và ảnh hưởng của răng khôn tới các chức năng khác, bác sĩ sẽ chỉ định nên nhổ hay không.

Các trường hợp cần nhổ: Là khi răng khôn gây đau nhức kéo dài, răng mọc lên gây ảnh hưởng các răng khác, khó khăn trong sinh hoạt ăn uống. Có thể kể đến như:

  • Răng khôn mọc lệch, mọc sai vị trí gây đau nhức, viêm sưng tấy
  • Răng khôn bị sâu
  • Răng khôn gây viêm nướu
  • Răng mọc chen chúc, gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh
  • Răng khôn mọc thẳng, không bị cản trở nhưng không có răng đối diện ăn khớp, có hình dạng bất thường, khó vệ sinh,... có thể gây sâu răng, viêm nha chu về sau.
  • Nhổ khi cần phục hình, chỉnh hình răng, hàm.

Dù là răng khôn hàm trên hay hàm dưới, răng số 8 đều có thể mọc ở vị trí bất thường. Tuy nhiên răng hàm trên sẽ dễ nhổ hơn, thao tác đơn giản, nhẹ nhàng hơn.

Theo lời khuyên của chuyên gia, nên quan tâm, nhổ cả răng khôn hàm dưới khi mọc ngầm hoặc lệch đề tránh những tai biến đau nhức và giúp đơn giản cho công việc hậu phẫu thuật.

Răng khôn mọc lệch là trường hợp điển hình, nhất định phải nhổ. Các trường hợp cụ thể của răng khôn mọc lệch thường xuyên xảy ra như: mọc ngược về phía xương hàm, mọc chen các răng, răng mới nhú được lên khỏi lợi được một phần thì dừng/ ngừng mọc vĩnh viễn hoặc đâm thẳng về phía răng hàm lớn thứ hai bên cạnh.....

Răng khôn hàm trên hay hàm dưới đều cần nhổ nếu mọc lệch, mọc ngầm
Răng khôn hàm trên hay hàm dưới đều cần nhổ nếu mọc lệch, mọc ngầm - Ảnh: nhakhoathuyanh

Bên cạnh đó, vẫn có các trường hợp không cần/ không nên nhổ:

  • Răng mọc đúng, mọc thẳng, không gây biến chứng hay ảnh hưởng đến nướu, mô xương.
  • Người từ 40 tuổi trở lên, nếu răng khôn không gây đau nhức thì không cần can thiệp nhổ răng.
  • Người có tiền sử bệnh tiểu đường, máu khó đông, tim mạch, ... sẽ không thuận lợi cho việc tiểu phẫu răng khôn.
  • Răng khôn liên quan trực tiếp đến cấu trúc giải phẫu quan trọng như dây thần kinh, xoang hàm ... mà không thể thực hiện các phương pháp phẫu thuật chuyên biệt.

Nên nhổ răng khôn hay không là một quyết định cần lưu ý và thăm khám cẩn thận bởi bác sĩ, bệnh nhân không nên tự ý quyết định để tránh các biến chứng không đáng có.

Theo bác sĩ khuyến cáo, nếu không can thiệp kịp thời những trường hợp răng khôn mọc phức tạp như trên có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Đau dai dẳng, khó khăn khi ăn uống, nói chuyện.
  • Hơi thở có mùi.
  • Viêm nướu trùm, viêm nhiễm tại chỗ
  • Sâu răng bên cạnh (răng số 7)
  • Gây u nang thân răng.
  • Gây rối loạn cảm giác và phản xạ.
  • Ảnh hưởng đến toàn bộ xương, hàm răng

5 Lưu ý cần nhớ khi nhổ răng khôn

Theo các chuyên gia, nhổ răng khôn được xếp vào điều trị nha khoa dự phòng, nên nhổ trước khi bản thân thấy có dấu hiệu bất thường. Quyết định nên hay không nên nhổ, cần được thăm khám và chỉ định đúng vấn đề bởi bác sĩ.

Nhổ răng khôn là một thủ thuật không quá phức tạp, tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề trước - trong- sau khi nhổ răng để giảm đau nhức cũng như phòng tránh các biến chứng không đáng có. Để bạn đọc có kinh nghiệm hơn cho quá trình chuẩn bị nhổ răng, BookingCare đã tổng hợp một số lưu ý, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Cần nắm rõ tình trạng sức khỏe trước khi nhổ răng
  • Những thời điểm cần tránh nhổ răng khôn
  • Tìm hiểu, lựa chọn địa chỉ nhổ răng khôn uy tín.
  • Lưu ý chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng sau nhổ răng
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn với nha sĩ

1. Nắm rõ tình trạng sức khỏe trước khi nhổ răng

Trước khi nhổ răng khôn, bạn cần lưu ý về sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần. Với bệnh nhân có tiền sử huyết áp cao, dạ dày, xương khớp, tim mạch, tiểu đường, đang sử dụng thuốc hay dị ứng với thành phần nào của thuốc đều cần báo lại với bác sĩ để có phương án nhổ răng, phòng ngừa phù hợp.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chỉ định người bệnh đi xét nghiệm máu trước khi tiến hành nhổ răng để đảm bảo quá trình đông máu được thuận lợi. Như vậy, giai đoạn chăm sóc sau tiểu phẫu và thời gian lành vết thương sẽ nhanh chóng, thuận tiện hơn.

Bên cạnh đó, người chuẩn bị nhổ răng không cần quá căng thẳng, lo lắng vì hiện nay có các phương pháp nhổ răng hiện đại, rút ngắn thời gian. Giữ tinh thần thoải mái sẽ giúp giảm bớt cảm giác đau đớn hơn.

2. Những thời điểm cần tránh nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn là vấn đề cần khắc phục càng sớm càng tốt, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể nhổ răng khôn. 4 thời điểm sau là lúc nên tránh không nhổ răng khôn:

  • Bệnh nhân viêm nướu: Người bệnh đang bị viêm nướu, lợi cần điều trị vấn đề này trước khi tiến hành nhổ răng khôn. Nướu, lợi sẽ càng viêm nhiễm nặng nếu không được vệ sinh răng miệng cẩn thận.
  • Người đang hồi phục sau ốm: Sau khi ốm, cơ thể mệt mỏi, hệ miễn dịch còn yếu, quá trình lành vết thương sẽ lâu hơn bình thường.
  • Phụ nữ đang mang thai: Khi mang thai tuyệt đối không nhổ răng khôn vì dễ gây nhiễm trùng, ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé. Cần có sự theo dõi từ bác sĩ nếu mẹ bị đau răng khôn trong thời điểm này, không tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa được chỉ định.
  • Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt: Giai đoạn này phần niêm mạc dễ sưng tấy, máu loãng hơn, cơ thể có nhiều sự biến đổi về hormone nên thường mệt mỏi. Nhổ răng khôn vào thời gian này sẽ khó cầm máu và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

3. Tìm hiểu địa chỉ nhổ răng khôn an toàn, uy tín

Nhổ răng khôn là tiểu phẫu yêu cầu bác sĩ phải có chuyên môn cao, có kinh nghiệm xử lý răng khôn mọc phức tạp cùng sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại tại phòng nha để đảm bảo an toàn cho người bệnh trong quá trình nhổ răng. Do đó, tìm hiểu địa chỉ nhổ răng khôn uy tín là điều vô cùng quan trọng.

Quy trình nhổ răng khôn thường đau hơn khi nhổ các răng khác vì răng mọc trong độ tuổi trưởng thành, tiếp nhận lượng canxi lớn, chân răng sẽ chắc hơn. Ngoài ra răng số 8 liên kết với nhiều dây thần kinh nên sẽ nhạy cảm hơn các vị trí răng khác. Nếu không được xử lý khéo léo, biến chứng sau khi nhổ răng khôn cũng vô cùng nặng nề như chảy máu kéo dài, nhiễm trùng, ...

Các phòng nha hiện nay cũng đã sử dụng công nghệ mới để giảm đau và rút ngắn thời gian khi nhổ răng khôn như thuốc gây tê, máy laser, máy nhổ răng bằng máy Piezotome, ... Vấn đề đau nhức trong và sau khi nhổ không còn là vấn đề quá đáng lo, bệnh nhân cũng có thể yên tâm hơn khi thực hiện tại các cơ sở phòng nha có tiếng.

Nên lưu ý những địa chỉ nhổ răng khôn uy tín
Nên lưu ý những địa chỉ nhổ răng khôn an toàn, uy tín - Ảnh: Vinmec

Do đó, khi lựa chọn phòng nha nhổ răng an toàn, uy tín, bạn đọc nên tham khảo các tiêu chí:

  • Bác sĩ nhổ răng giỏi, mát tay, khéo léo, có kinh nghiệm.
  • Công nghệ nhổ răng không đau hiện đại.
  • Phòng khám được trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ nhổ răng.

4. Chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng

Khu vực răng hàm đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai hàng ngày. Tuy nhiên sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân cần lưu ý chế độ ăn uống và quy trình vệ sinh răng miệng để thời gian hậu phẫu tránh tổn thương và nhiễm trùng.

Về chế độ ăn uống, bệnh nhân nên hạn chế đồ ăn cứng, cần phải nhai nhiều. Tuy nhiên vẫn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để nhanh phục hồi, đặc biệt là đạm và vitamin. Trong thời gian này, người bệnh nên ăn các đồ ăn mềm như cháo, súp, sinh tố, ... để tránh ảnh hưởng khu vực mới nhổ.

Về vệ sinh răng miệng sau nhổ răng khôn, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc răng miệng nhẹ nhàng để không làm vỡ các cục máy đông. Để giảm sưng đau ngay sau nhổ, bệnh nhân cũng có thể dùng đá lạnh để chườm ngoài, tránh tiếp xúc trực tiếp phần ổ răng.

5. Tái khám theo lịch hẹn của nha sĩ

Sau nhổ răng khôn, người bệnh cần lưu ý tới tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra vết mổ. Ngoài ra nếu vết thương bị đau kéo dài, từ 3 ngày trở lên, cần thông báo với bác sĩ thực hiện và tới kiểm tra xem chỗ nhổ răng có bị nhiễm trùng hay không.

Bệnh nhân cũng nên giữ liên lạc thường xuyên với bác sĩ để trao đổi về cách vệ sinh răng miệng đúng cách hoặc khám nha khoa định kỳ.

Nhổ răng khôn là cách điều trị cấp thiết với những trường hợp răng khôn mọc phức tạp, lệch lạc nhiều, gây đau nhức. BookingCare đã tìm hiểu và tổng hợp các lưu ý khi nhổ răng khôn trong bài viết trên, mong rằng có thể hữu ích tới bạn đọc để quá trình nhổ răng được thuận lợi hơn.

 
 
Tài liệu tham khảo
https://nhakhoathuyduc.com.vn/luu-y-khi-nho-rang-khon/
https://medlatec.vn/tin-tuc/can-luu-y-nhung-gi-truoc-va-sau-khi-nho-rang-khon-s99-n19712
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/co-nhat-thiet-phai-nho-rang-khon-khong/

Danh mục cẩm nang

Nội dung chính
© 2024 BookingCare.
TiktokFacebook/Youtube/