Hướng dẫn vệ sinh răng miệng sau nhổ răng khôn - Lưu ý cần nhớ
Hướng dẫn vệ sinh răng miệng sau nhổ răng khôn - Lưu ý cần nhớ
Hướng dẫn vệ sinh răng miệng sau nhổ răng khôn
Hướng dẫn vệ sinh răng miệng sau nhổ răng khôn - Ảnh: BookingCare

Hướng dẫn vệ sinh răng miệng sau nhổ răng khôn - Lưu ý cần nhớ

Sản phẩm của: BookingCare
Người kiểm duyệt:
Cố vấn y khoa:
Xuất bản: 16/06/2023 | Cập nhật lần cuối: 22/03/2024
Sau nhổ răng khôn cần chăm sóc răng miệng như thế nào để mau lành thương, không gây biến chứng? Cần lưu ý gì về chế độ ăn uống sinh hoạt? Bài viết dưới đây của BookingCare sẽ giải đáp các thắc mắc trên.

Nhổ răng khôn là một tiểu phẫu cần đặc biệt lưu ý vấn đề chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách hậu phẫu để tránh viêm nhiễm và các biến chứng không đáng có. Vậy vệ sinh như nào là đúng cách? Cùng BookingCare "bỏ túi" cách vệ sinh răng miệng sau nhổ răng khôn và những lưu ý cần nhớ.

Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Răng khôn nên giữ hay nên nhổ luôn là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn lo lắng. Khi quyết định nhổ răng, những thông tin về sự nguy hiểm, biến chứng sau nhổ răng càng làm bệnh nhân e ngại. Thực tế cho thấy, nhổ răng khôn là biện pháp nên được thực hiện càng sớm càng tốt với những trường hợp răng mọc sai lệch, gây đau nhức kéo dài.

Nhổ răng khôn là lựa chọn phổ biến hiện nay
Nhổ răng khôn là lựa chọn phổ biến hiện nay - Ảnh: Google

Vì không đóng vai trò quan trọng mà còn gây ra nhiều phiền toái, nhiều bệnh nhân lựa chọn nhổ bỏ răng khôn sau khi được thăm khám và chỉ định bởi bác sĩ.

Ai cần nhổ răng khôn?

Theo bác sĩ chỉ định, sẽ có các trường hợp cần nhổ và không nhất thiết phải nhổ răng khôn. Để quyết định trường hợp đó có cần nhổ hay không còn phải xem xét các tiêu chí như sức khỏe thể trạng người bệnh, tình trạng mọc răng, ...

Đối với những trường hợp mọc răng khôn như răng khôn bị sâu, bị nhiễm trùng, răng mọc ngầm, mọc lệch, mọc chen chúc, ... nếu không được nhổ bỏ càng sớm sẽ càng dễ ảnh hưởng đến răng khác và dẫn đến các vấn đề răng miệng khác.

Các trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, ...cần loại bỏ để không gây ra các biến chứng
Các trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, ...cần loại bỏ để không gây ra các biến chứng - Ảnh: Kiến thức nha khoa

Nếu răng khôn đã mọc thẳng, các răng khác còn đủ vị trí, răng khôn không bị chèn ép thì bạn có thể yên tâm hơn, chưa cần phải nhổ nhưng vẫn nên đi khám nha khoa định kỳ để xem xét tình hình răng miệng.

Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Để hỏi nhổ răng khôn có đau không thì chắc chắn là có, nhưng sẽ không gây ra nguy hiểm nghiêm trọng vì hiện nay đã có nhiều phương pháp nhổ răng khôn hiện đại và các thiết bị hỗ trợ nhổ răng không đau. Ngoài ra nếu vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giảm bớt các triệu chứng đau nhức và hạn chế các biến chứng xảy ra.

Ngoài ra, có một số thời điểm không nên nhổ răng như phụ nữ đang mang bầu, phụ nữ đang trong giai đoạn kinh nguyệt, người đang phục hồi sau ốm, bệnh nhân viêm nướu. Mặc dù đó là trường hợp răng đã cần nhổ nhưng người bệnh vẫn nên tránh các thời điểm trên vì nếu nhổ sẽ nguy hiểm hơn, dễ bị nhiễm trùng và khó đông máu.

Hướng dẫn vệ sinh răng miệng sau nhổ răng khôn

Vệ sinh răng miệng đúng cách sau nhổ răng khôn sẽ giúp vết thương mau chóng lành, giảm sưng đau và tránh các biến chứng không đáng có.

Vấn đề chăm sóc vết thương và lưu ý vệ sinh răng sau nhổ răng khôn cần đặc biệt quan tâm. Những giai đoạn cần chú ý sau nhổ răng như:

  • 24 giờ đầu sau khi nhổ
  • Từ 3 - 5 ngày sau nhổ răng
  • Sau khi đã hồi phục (1 - 2 tuần sau nhổ)

Khoảng thời gian ngay sau khi nhổ răng sẽ được bác sĩ hướng dẫn cầm máu, bệnh nhân không cần quá lo lắng. Tuy nhiên khi đã về nhà, khoảng thời gian sau nhổ răng, người bệnh vẫn cần thực hiện các quy trình vệ sinh răng miệng như nha sĩ chỉ dẫn để nhanh chóng lành vết thương.

Sau khi nhổ răng khôn sẽ xuất hiện một vài dấu hiệu sưng, đau nhức, rách lợi hay chảy máu, đó là những biểu hiện thường thấy, người bệnh không cần quá lo lắng.

Sưng đau, chảy máu là những biểu hiện thường thấy sau nhổ răng khôn
Sưng đau, chảy máu là những biểu hiện thường thấy sau nhổ răng khôn - Ảnh: Google

Có một số ít trường hợp sẽ xảy ra nhiễm trùng. Nguyên nhân có thể đến từ việc thiết bị không được tiệt trùng cẩn thận hoặc vệ sinh răng miệng chưa đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ...

Để khu vực răng hàm nhanh chóng lành thương và không bị biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân nên lưu ý trong cách vệ sinh hàng ngày. Dưới đây là một số lưu ý bệnh nhân cần nhớ để việc vệ sinh răng miệng sau nhổ răng trở nên nhẹ nhàng hơn:

Vệ sinh răng trong 24 giờ đầu sau khi nhổ

  • Có thể dùng đá hoặc nước lạnh để giảm sưng đau ngay sau khi nhổ răng, 15 phút/lần.
  • Trong 24 giờ đầu tiên, tránh dùng nước sát khuẩn súc miệng mạnh, đánh răng mạnh để không làm vỡ các cục máu đông.
  • Không sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa để tránh tác động vào vết thương.
  • Khu vực răng sau khi nhổ sẽ có cảm giác vướng, khó chịu. Người bệnh nên tránh dùng tay, lưỡi tiếp xúc trực tiếp vào phần răng để không bị nhiễm trùng.
  • Không súc miệng mạnh hay sử dụng các nước sát khuẩn trong 24h đầu tiên, làm như vậy sẽ bị trôi mất cục máu đông, cản trở lành thương. Những ngày sau bạn nên dùng thêm nước súc miệng có chứa chlorhexidine, không dùng nước muối đặc hay ngậm muối.
Chườm lạnh sẽ giúp giảm đau, bớt sưng sau nhổ răng
Chườm lạnh sẽ giúp giảm đau, bớt sưng sau nhổ răng - Ảnh: Nha khoa Đông Nam

Vệ sinh răng trong thời gian sau nhổ (3- 5 ngày)

  • Chườm nóng vào chỗ sưng vào ngày thứ hai sau nhổ răng.
  • Sau 24 - 48 giờ cần vệ sinh sạch răng miệng, súc miệng với nước súc miệng chuyên dụng. Các thao tác cần nhẹ nhàng để tránh tổn thương khu vực răng mới nhổ.
  • Tuần đầu sau nhổ răng không nên dùng nước muối hay các dung dịch sát khuẩn để súc miệng. Thay vào đó bạn có thể súc miệng bằng nước ấm để xoa dịu cảm giác khó chịu ở khoang miệng.
  • Trong thời gian vết thương chưa hoàn toàn lành, bạn nên chú ý làm sạch cả vùng lưỡi để loại bỏ vi khuẩn còn bám dính, ngăn ngừa hôi miệng.
  • Không khạc nhổ mạnh vì có thể tác động lên vết thương gây chảy máu và lâu lành thương hơn.
  • Có thể sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
  • Uống nhiều nước. Thói quen này sẽ giữ miệng ẩm ướt và giúp tránh được tình trạng viêm ổ răng khô và nhiễm trùng.
  • Nên uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc để phòng tránh những rủi ro không đáng có.

Vệ sinh răng sau khi đã hồi phục (1 - 2 tuần)

Tùy theo thể trạng từng người, thời gian phục hồi hoàn toàn cũng sẽ khác nhau. Có bệnh nhân sẽ hồi phục ở tuần thứ 2, tuy nhiên cũng có bệnh nhân cần thời gian lâu hơn để các vết thương được lành hoàn toàn.

Sau khi khu vực răng nhổ đã hồi phục dần, bệnh nhân có thể vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng, súc miệng, dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước. Tuy nhiên các thao tác vẫn cần thực hiện nhẹ nhàng hoặc theo sự dặn dò, chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Người bệnh nên tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ dễ dàng theo dõi quá trình hồi phục.

Ngoài ra, trong chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động hàng ngày, bệnh nhân cũng cần lưu ý để nhanh chóng hồi phục cơ thể.

Lưu ý chăm sóc răng miệng sau nhổ răng khôn

Quy trình chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi nhổ răng khôn như thế nào là điều nhiều khách hàng quan tâm, vì đây là quá trình dễ nhiễm trùng hoặc xảy ra các biến chứng nếu không được vệ sinh cẩn thận.

Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng, bệnh nhân nhổ răng không xong cần lưu ý một số điều sau để nhanh chóng hồi phục sức khỏe:

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong quá trình chăm sóc răng miệng sau nhổ răng khôn. Nếu nhai mạnh, nhai thường xuyên sẽ khiến vết thương lâu lành hơn hoặc có thể gây ra viêm lợi nếu vụn thức ăn đọng lại mà không được vệ sinh sạch sẽ.

Bạn đọc nên lưu ý:

  • Nên ăn thức ăn được chế biến mềm, nấu chín để không cần dùng lực nhiều như cháo, súp,...
  • Bổ sung các thực phẩm nhiều đạm, vitamin để thúc đẩy tái tạo nhanh chóng phần mô nướu.
  • Ăn các trái cây tươi, rau xanh để nâng cai sức đề kháng hiệu quả.
  • Người bệnh sau nhổ răng có thể ăn các loại thịt cá, hải sản. Chỉ cần chế biến phù hợp (cắt nhỏ, hầm canh, xay nhuyễn) để ăn nhai nhẹ nhàng, tránh tác động vào vết thương.

  • Uống đủ nước, từ 1,5-2 lít/ ngày để thúc đẩy quá trình tiết nước bọt tốt hơn, duy trì độ ẩm cho khoang miệng, tránh khô miệng.
  • Tránh ăn đồ chua, cay, nóng, cứng, phải nhai nhiều
  • Bánh ngọt, nước uống có ga
  • Chất kích thích: rượu, bia, caffeine
  • Tránh không hút thuốc lá, nhai kẹo cao su

Tránh vận động mạnh: Không nên vận động mạnh hay tập luyện thể thao quá sức để tránh gây ra ảnh hưởng đến vết thương, khiến vết thương lâu lành hơn.

Tái khám định kỳ: Sau nhổ răng khôn, bệnh nhân nên để ý hơn về tình trạng răng miệng và sức khỏe tổng thể của mình, cần liên hệ tới bác sĩ nếu cơn đau sưng vẫn còn kéo dài, không thể cầm máu. Ngoài ra, khám nha khoa định kỳ là một hoạt động nên được thực hiện để theo dõi các vấn đề răng miệng.

Nhổ răng khôn không còn là "nỗi ám ảnh" khi đã có những phương pháp nhổ răng hiện đại và sự chăm sóc của những bác sĩ có chuyên môn. Tuy nhiên, quy trình tự vệ sinh răng miệng sau nhổ răng khôn vẫn cần được chú trọng để không xảy ra các biến chứng nghiêm trọng. Mong rằng bài viết trên đây của BookingCare đã mang lại những lưu ý hữu ích cho bạn đọc.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng
Trợ lý AI BookingCare