Bỏ túi 5 cách vệ sinh răng miệng hiệu quả khi niềng răng
Bỏ túi 5 cách vệ sinh răng miệng hiệu quả khi niềng răng
Bỏ túi 5 cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng
Bỏ túi 5 cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng - Ảnh: BookingCare

Bỏ túi 5 cách vệ sinh răng miệng hiệu quả khi niềng răng

Sản phẩm của: BookingCare
Người kiểm duyệt:
Cố vấn y khoa:
Xuất bản: 16/06/2023 | Cập nhật lần cuối: 22/03/2024
Vệ sinh răng sạch sẽ là một trong những yếu tố giúp quá trình niềng răng hiệu quả hơn. Bạn đã biết cách vệ sinh răng niềng đúng cách? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Niềng răng là phương pháp cần điều trị trong một khoảng thời gian dài để khắc phục các vấn đề về răng miệng, do đó nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ rất dễ gây ra các ảnh hưởng không tốt khác như sâu răng, hơi thở có mùi,...

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng BookingCare tìm hiểu các lưu ý về cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng để có một hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh.

Vì sao nên lưu ý vệ sinh răng niềng?

Chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng là những lưu ý quan trọng đối với những khách hàng niềng răng. Việc chăm sóc, giữ vệ sinh đúng cách khi niềng răng sẽ khó khăn và mất thời gian hơn so với bình thường. Do đó, nhiều người thường bỏ bê và chủ quan trong công đoạn này.

Dù là phương pháp niềng răng mắc cài hay niềng răng trong suốt, thức ăn đều có thể dễ dàng bị kẹt vào mắc cài hay dây cung, gây khó khăn khi làm sạch và sẽ hình thành mảng bám nếu không được vệ sinh cẩn thận. Răng sẽ xuất hiện những đốm trắng do mất men sau khi tháo mắc cài nếu bạn vệ sinh không tốt.

Mảng bám này có chứa vi khuẩn, có tính acid khi tiếp xúc với mô răng. Các mảng bám cũng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, gây ra các bệnh lý nghiêm trọng khác như:

  • Sâu răng
  • Hôi miệng
  • Viêm lợi
  • Viêm nha chu
  • Kích nướu
  • ....

Điều này sẽ làm gián đoạn quá trình chỉnh nha, dù là bạn thực hiện phương pháp niềng răng nào cũng yêu cầu phải điều trị dứt điểm rồi mới có thể tiếp tục niềng. Đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nói chung.

Các vấn đề phát sinh trong quá trình niềng răng đều sẽ gây tốn kém và mất nhiều chi phí. Mặc dù khi sử dụng các vật liệu niềng chính hãng thì cũng không thể ngăn chặn các cặn thức ăn còn đọng lại ở các kẽ răng, kẽ mắc cài. Do vậy, bạn cần chú ý chăm sóc răng niềng thật cẩn thận và đúng cách, hạn chế những ảnh hưởng xấu đến răng miệng.

Tuy việc vệ sinh răng niềng thường cầu kỳ, tốn thời gian hơn nhưng khi đã quen thì đó sẽ là các quy trình không thể thiếu.

5 cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng

Để có hàm răng sạch sẽ, hơi thở thơm tho, không lo sâu răng và đạt hiểu quả niềng răng nhanh chóng, hãy cùng tìm hiểu các phương pháp vệ sinh răng miệng được chuyên gia khuyến cáo ngay dưới đây.

Sử dụng bàn chải đánh răng phù hợp

Đánh răng chắc chắn là thói quen không thể bỏ qua. Đối với người niềng răng, lựa chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp, đánh răng đúng cách sẽ hỗ trợ rất nhiều quá trình làm sạch răng. Mỗi ngày nên chải răng tối thiểu 2- 3 lần sau các bữa ăn chính.

Khi lựa chọn bàn chải, cần ưu tiên loại bàn chải lông tơ mềm, kích thước vừa với miệng của bạn, đầu bàn chải nhỏ để dễ thực hiện đánh răng ở các kẽ sâu bên trong. Ngoài ra, bàn chải máy cũng rất tốt cho việc làm sạch, tuy nhiên vẫn cần bàn chải thường/ bàn chải kẽ để chải được các mặt của mắc cài. Sau 3 tháng, bàn chải cần thay mới để việc vệ sinh răng đạt hiệu quả tốt hơn.

Lựa chọn bàn chải phủ hợp sẽ giúp làm sạch răng hiệu quả hơn
Lựa chọn bàn chải phủ hợp sẽ giúp làm sạch răng hiệu quả hơn - Ảnh: Google

Đối với kem đánh răng, nên lựa chọn kem đánh răng có fluoride với tác dụng ngừa sâu răng vượt trội. Thành phần fluoride là khoáng chất cần thiết cho quá trình tạo men và ngà răng, có công dụng tái tạo và bảo vệ men răng.

Khi đánh răng, nên lưu ý chải tất cả các bề mặt răng, mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai. Bạn nên nghiêng bàn chải tạo góc khoảng 45 độ để lông bàn chải đi sâu hơn vào trong rãnh lợi, có tác dụng mát xa, làm sạch lợi.

Ngoài ra, người niềng răng nên chú ý chải cả phần lưỡi, vì có hơn 70 phần trăm vi khuẩn tập trung ở lưỡi, việc chải lưỡi sẽ mang đến cảm giác dễ chịu và hơi thở được sạch sẽ hơn.

Sử dụng tăm nước

Tăm nước là thiết bị hữu ích trong quá trình vệ sinh răng niềng. Tăm nước giúp làm mát khoang miệng, đi sâu vào các kẽ răng nhỏ để làm sạch các vụn thức ăn còn tồn đọng.

Vệ sinh răng bằng tăm nước
Vệ sinh răng bằng tăm nước giúp làm mát và sạch khoang miệng - Ảnh: Google

Tuy nhiên, tăm nước thường có chi phí khá cao, bạn có thể thay thế bằng nước súc miệng sẽ có hiệu quả tương đương. Nếu có điều kiện thì đầu tư tăm nước cũng rất tốt nhưng tăm nước vẫn không thể thay thế được tác dụng của chỉ nha khoa.

Sử dụng chỉ nha khoa

Chỉ nha khoa chắc chắn không thể thiếu trong quá trình vệ sinh răng miệng của tất cả mọi người. Đối với người niềng răng, đây là đồ "vật bất ly thân". Dụng cụ này giúp làm sạch các kẽ răng, loại bỏ cặn thức ăn thừa mà bàn chải đánh răng không thể làm sạch hết được.

Bạn có thể thực hiện phương pháp lấy sạch mảng bám giữa các kẽ răng bằng chỉ tơ cuộn theo các bước sau:

  • Bước 1: Sau khi rửa sạch, lau khô tay, lấy một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 30 - 45cm
  • Bước 2: Cuộn hai đầu chỉ vào hai ngón giữa, dùng hai ngón cái và ngón trỏ kéo căng sợi chỉ, chừa loại đoạn giữa dài khoảng 3 – 5cm.
  • Bước 3: Thực hiện kéo nhẹ nhàng để sợi chỉ chui lọt vào kẽ răng rồi uốn sợi chỉ ôm quanh răng.
  • Bước 4: Kéo chỉ theo hướng lên xuống để làm sạch răng. Lặp lại thao tác ở các kẽ răng.
Vệ sinh răng bằng chỉ nha khoa
Chỉ nha khoa là "vật bất ly thân" của những người niềng răng - Ảnh: Google

Thao tác đơn giản này sẽ nhẹ nhàng lấy đi các mảng bám còn kẹt ở kẽ răng, do đó nên lựa chọn loại dễ sử dụng và không gây chấn thương cho nướu răng.

Sử dụng nước súc miệng

Sử dụng nước súc miệng như bước cuối cùng của quá trình vệ sinh răng niềng, giúp loại bỏ hoàn toàn các cặn, mảng bám được làm sạch trong khoang miệng. Nên sử dụng nước súc miệng chứa fluoride để giảm sự ê buốt, làm cứng chắc và bảo vệ răng niềng tốt hơn. Bạn có thể súc miệng trực tiếp hoặc pha loãng nước súc miệng để sử dụng.

Sử dụng nước súc miệng để có hơi thở thơm mát
Sử dụng nước súc miệng để có hơi thở thơm mát - Ảnh: Nha khoa Trẻ

Khám nha khoa định kỳ - Cạo vôi răng định kỳ

Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của nha sĩ để được kiểm tra tình trạng niềng cũng như các vấn đề răng miệng sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn tình hình.

Ngoài ra, khi niềng răng, khách hàng cũng nên lưu ý cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/ lần. Trong quá trình ăn uống, phía dưới chân răng và lợi thường dễ bị bám cặn, nếu chỉ chải răng thông thường thì không thể loại bỏ hết được. Nếu các mảng bám để lâu, không được làm sạch sẽ gây ra các vấn đề răng miệng như sâu răng, hôi miệng, viêm nha chu,…

Lưu ý khi vệ sinh răng niềng

Bên cạnh những lưu ý về cách vệ sinh răng niềng phù hợp, khách hàng niềng răng cũng nên để ý về chế độ ăn uống, tần suất vệ sinh răng miệng như sau:

  • Hạn chế đồ ăn dính như kẹo dừa, kẹo cao su,… bởi khi dính vào răng hoặc mắc cài sẽ gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng.
  • Đánh răng ít nhât 2 lần/ ngày

  • Nên đánh răng sau bữa ăn khoảng 30 phút

  • Thường xuyên thay bàn chải, thay bàn chải định kỳ 3 tháng/ lần, hoặc sau khi bàn chải có dấu hiệu xơ tua.

  • Nên kết hợp đầy đủ các phương pháp trên để đạt hiệu quả tối ưu
  • Vệ sinh răng nhẹ nhàng để tránh tình trạng rớt mắc cài.

Vệ sinh răng niềng đúng cách không chỉ giúp giữ cho khoang miệng sạch sẽ trong suốt thời gian niềng răng, mà còn hạn chế những bệnh lý răng miệng có thể dễ dàng xuất hiện nếu không chú ý. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc có thêm kinh nghiệm để chăm sóc răng miệng được hiệu quả hơn.

Tài liệu tham khảo
Lưu ý khi sử dụng